Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 44 kết quả

"Hà Nội đêm trở gió": Một trong những ca khúc hay nhất về mùa thu Hà Nội

Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2017

Lượt nghe: 1217

Hà Nội bắt đầu đón nhận gió mùa đông bắc tràn về, cơn mưa và cái lạnh khiến không ít người bồi hồi xúc động và tìm nghe ca khúc "Hà Nội đêm trở gió" của nhạc sĩ Trọng Đài. Ca khúc này dường như đã trở nên quá đỗi thân quen với người Hà Nội nói riêng và những người yêu Hà Nội nói chung. Nhưng không phải ai cũng biết về xuất xứ đặc biệt của ca khúc này. (Điểm hẹn văn nghệ 14/10/2017)

"Mùa gió ngang vai": Khắc khoải nỗi nhớ, niềm thương

Ngày phát hành 14:6 | 30/8/2023

Lượt nghe: 468

Ký ức tuổi thơ luôn là một hoài niệm đẹp trong nỗi nhớ của chúng ta. Cái thời hồn nhiên ngây thơ chẳng phải lo toan bất kỳ điều gì, rong chơi cùng lũ bạn từ sáng sớm đến lúc chiều tàn, rồi đêm trăng cùng nhau ngồi tán chuyện quên cả lối về...Ở truyện ngắn “Mùa gió ngang vai” mà chúng ta vừa nghe, với giọng văn giọng văn trong trẻo, tự nhiên, tác giả Lê Ngọc giúp người đọc người nghe cảm nhận được rõ nhất những mảnh ký ức thời tuổi thơ ở làng quê Bắc bộ. Những khung cảnh, âm thanh, màu sắc đều được hiện lên một cách chân thực nhất: “Nắng chiếu ngoài sân. Nắng rơi mái bếp. Tiếng chim hót lảnh lót, véo von trên hàng cau ông trồng vui vẻ hát mừng. Dưới chân giàn mướp xanh mướt lấp ló đôi chùm hoa vàng tươi mời gọi đàn ong mật…”. Hay: “Mùa hè nghiêng nghiêng trút nắng vàng oi ả từ đầu trưa tới cuối chiều. Và nhiều khi nhập nhoạng tối, người ta vẫn phe phẩy quạt nan thều thào than phiền: trời ơi, nóng quá! Ấy thế mà, mùa hè lúc nào cũng thật hấp dẫn đối với tụi trẻ con. Chúng háo hức chờ đợi những khoảng trời đỏ cháy hoa phượng, chờ tiếng ve rạo rực bên tai, chờ kỳ nghỉ dài thỏa thích chạy chơi…”. Những dòng văn nhẹ nhàng như một bài thơ, người đọc người nghe được tắm mát trong câu chữ thật an yên, thanh thản. Trong số lũ bạn quê, mùa hè thường gợi nhắc Dung nhớ tới những thứ đồ ăn dân dã như que kem, cái bánh rán, cốc chè thập cẩm…Nhưng nếu chỉ có thế tác phẩm mới dừng ở dạng tản văn diễn tả ký ức tuổi thơ gắn với mùa hè. Từ những món ăn dân giã, thôn quê ấy, cả một bầu trời ký ức tuổi thơ buồn vui gắn với hình bóng người bà thân thương hiện ra trong tâm trí Dung. Bà như sợi dây liên kết tinh thần giữa Dung với chị Minh, chị Liên và anh Hạnh. Khi sợi dây ấy bị đứt thì mối liên kết có nguy cơ bị lỏng lẻo… Với lối viết thong thả mà thấm thía, truyện ngắn “Mùa gió ngang vai” tựa như mảnh gương ký ức để khi soi mình vào đó, chúng ta chợt nhận ra những bóng hình thân thương, những món ăn bình dị, những kỷ niệm êm đềm rụng rơi theo năm tháng và cả những mất mát song hành cùng quá trình trưởng thành, lựa chọn. Vẫn biết rằng ai rồi cũng phải lớn lên, cuộc sống rồi cũng phải thay đổi, nhưng có nỗi nhớ nào mà không khắc khoải, có niềm thương nào không thổn thức con tim? Chúng ta không thể trở về nhưng có thể nâng niu, lưu giữ quá khứ, như một phương cách chữa lành sự nông nổi, nhạt nhòa của hiện tại.

“Chuông gió lanh canh”: Ngân rung những giai điệu tình yêu

“Chuông gió lanh canh”: Ngân rung những giai điệu tình yêu

Ngày phát hành 11:0 | 7/10/2021

Lượt nghe: 1245

Câu chuyện được kể qua điểm nhìn của nhân vật kể chuyện xưng “tôi”, một cô bé tật nguyền-nhân viên lễ tân của khu nghỉ dưỡng. Tuy thiệt thòi về hình thể, nhưng Tôi lại được trời phú cho khả năng có thể nhìn thấy hết mọi thứ trong bóng đêm, bất chấp mọi vách ngăn, cánh cửa. Tôi có thể nhìn thấu tâm can, “đọc” được mọi suy nghĩ của người khác. Khả năng ấy và là người ngoài cuộc nên sự nhìn nhận, đánh giá về nhân vật “Chị” và mối quan hệ với hai người đàn ông vẻ như sẽ rõ ràng hơn, khách quan hơn. Đây là sự sáng tạo rất riêng của tác giả. Một câu chuyện tình éo le, nhưng tác giả không đi sâu khai thác khía cạnh mâu thuẫn, kịch tính, với những ghen tuông, trả thù mà chỉ đồng hành cùng người kể chuyện đồng cảm với tâm trạng của người phụ nữ. Người đọc người nghe cũng như nhân vật Tôi có thể đã thở phào nhẹ nhõm khi cái thai trong bụng của Chị-kết quả mối tình vụng trộm với Khanh bị hỏng. Rồi đây chị có thể trở lại cuộc sống vui vẻ bên chồng cùng ba đứa con và coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Thế nhưng, cái hay của truyện nằm ở chỗ, Chị đã thú nhận với chồng tất cả. Chị làm điều đó vì lương tâm không cho phép hay vì mặc cảm tội lỗi, vì xấu hổ? Thật khó có câu trả lời rạch ròi. Nhưng hẳn bạn đọc cũng cùng chung suy nghĩ với người biên tập rằng, Chị đáng thương hơn là đáng giận? Bởi, suy cho cùng cho dù như thế nào thì cuối cùng người chịu thiệt thòi nhất vẫn là người phụ nữ. Chuông gió chỉ lanh canh khi có gió. Chim sẻ chỉ bay về khi tiết trời nồng ấm… Chuông gió là chi tiết và cũng là cái tứ của truyện ngắn này. Chuông gió là một đồ vật trang trí, tạo âm thanh vui tai. Trong quan niệm của đạo Phật thì tĩnh là chết, động là sống. Do đó khi chuông gió phát ra những âm thanh sẽ giúp cho không gian mênh mang, sống động tạo cảm giác “sống” cho ngôi nhà. Tiếng chuông gió lanh canh, mỏng manh mà sắc nét. Tiếng chuông ấy sẽ ngân rung trong tâm hồn mẫn cảm của Chị những âm thanh và giai điệu của gió trời, của ước mơ, của hy vọng… Đi qua những xót xa, có lẽ mỗi người sẽ trân trọng và nâng niu nhiều hơn những gì mình đang có. Những éo le ngang trái của số phận như nói với chúng ta về sự bất toàn trong đời sống và tình yêu, luôn là điều không thể lường trước hết được. Đối diện với những bất toàn ấy, có lẽ luôn cần sự bình tĩnh và tấm lòng bao dung. (Lời bình của BTV Vũ Hà)

“Đêm miền rừng chỉ nghe tiếng gió”: Ươm đời sự sống tươi xanh

“Đêm miền rừng chỉ nghe tiếng gió”: Ươm đời sự sống tươi xanh

Ngày phát hành 11:23 | 21/9/2022

Lượt nghe: 831

“Đêm miền rừng chỉ nghe tiếng gió” của nhà văn Hồ Ngọc Quang bắt đầu từ tình huống nhân vật tôi – một người thầy bị hỏng xe dọc đường, xe máy bị xịt lốp ở cánh rừng không một bóng người. Thật may mắn khi anh gặp lại Thùy – cô học trò cũ trường sư phạm năm xưa, cô mời anh ở lại nghỉ ngơi qua đêm, giúp thầy sửa xe. Câu chuyện của họ ấm dần lên khi nhắc đến những học trò cùng lớp với Thùy, cuộc sống mưu sinh hiện tại của họ khá vất vả, khó nhọc. Nghe cô học trò kể về bạn bè, anh không khỏi băn khoăn, day dứt. Bao nhiêu năm mới gặp lại, bấy nhiêu kỷ niệm thân thương ùa về, biết hoàn cảnh của từng em học trò năm xưa, anh cảm thấy xót xa, buồn bã. Nhưng trong câu nói lạc quan của cô học trò, rằng chúng em phải cố gắng không được nản, không được gục ngã, phải gắng từng ngày để vươn lên. Bản thân Thùy đã tự nguyện lên vùng núi này dạy học, đưa mẹ già lên sinh sống, một mái nhà đơn sơ nhưng sạch sẽ, ngăn nắp ở bìa rừng, chồng Thùy là công nhân trồng rừng, miệt mài với công việc. Họ lặng lẽ dâng hiến những điều nhỏ bé nhất để xây dựng cuộc sống ngày thêm khấm khá hơn, tươi sáng hơn. Câu nói của người mẹ “Bây giờ mình trồng thì con cháu sau này mới có rừng. Còn bây giờ có cây nào chặt bán cây đó để ăn thì mươi năm nữa đời con cũng không có rừng chứ đừng nói đời cháu” khiến nhân vật tôi và cả chúng ta phải ngẫm ngợi. Người mẹ già đã khuyên bảo con rể những điều thật sâu sắc, hãy vì ngày sau, hãy bảo vệ rừng. Những việc làm thầm lặng của họ khiến chúng ta ấm lòng. Nơi cánh rừng hoang sơ ấy, những con người bình dị đang gắng từng ngày vươn lên, gieo con chữ, gieo từng mầm xanh, ươm cho đời sự sống tươi xanh và đầy hy vọng. Tình huống hỏng xe nơi bìa rừng đối với người thầy ấy lại là điều trong rủi gặp may, anh được gặp lại cô học trò năm xưa, được chứng kiến cuộc sống của họ nơi xa xôi này, nhưng cũng chính họ đã tiếp thêm cho anh niềm tin yêu vào cuộc sống, không thể gục ngã, không thể lùi bước mà hãy gắng vươn lên, âm thầm nhưng mạnh mẽ. Tình người ấm áp, sâu nặng, nghĩa tình của mẹ con cô học trò đối với thầy giáo cũ khiến chúng ta được tiếp thêm niềm tin, niềm vui vào cuộc đời, rằng đằng sau những vất vả, bộn bề lo toan cuộc sống, họ vẫn sống thật trọn vẹn, nghĩa tình thủy chung, đầy lạc quan, yêu đời. Câu chuyện khép lại trong tình cảm thầy trò quyến luyến khi chia tay, điều đọng lại dư ba là tình người ấm mãi, cứ tỏa lan như cánh rừng kia, xanh đến nao lòng…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Kính Vạn Hoa”: Khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi

“Kính Vạn Hoa”: Khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi

Ngày phát hành 19:1 | 27/12/2020

Lượt nghe: 774

Kỷ niệm 25 năm xuất bản tập đầu tiên của bộ sách “Kính Vạn Hoa”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh giao lưu với bạn đọc tại Hà Nội. Nhân dịp này, NXB Kim Đồng ra mắt ấn phẩm "Kính Vạn Hoa" 45 tập theo bản in đầu tiên. (Làn sóng nghệ thuật 11/12/2020)

“Ngọt như gió Tết”: Tìm về yêu thương

“Ngọt như gió Tết”: Tìm về yêu thương

Ngày phát hành 16:3 | 2/2/2024

Lượt nghe: 1354

Phù sa châu thổ miệt chín nhánh sông ám gợi bao trùm câu chuyện, vẽ lên thân phận nhân vật và lắng xuống thành nỗi niềm buồn thương da diết. Tuy vậy không hề bi lụy hoặc nặng nề mà ở đó, phía sau những thắt thẻo ruột gan, người đọc người nghe luôn thấy thứ ánh sáng ấm áp tình người và một năng lượng sống tích cực được truyền tải mạnh mẽ trong câu chữ. Trong truyện ngắn “Ngọt như gió Tết”, Tống Phước Bảo khéo léo đem bản vọng cổ với hành trình của một anh nghệ sĩ từ con sông Cố Giang lan xa đến tận nước ngoài. Cả một vùng sông nước Cửu Long hiện lên bàn bạc qua lời kể của đứa cháu. Góc nhìn của người trẻ hiện nay với những thế hệ đi trước thông qua cuộc sống, cách sống và lựa chọn hạnh phúc của cuộc đời. Chuyện của ngoại, chuyện của cậu, chuyện của dì hay của ba má được nhân vật thể hiện thông qua những sự phân tích tâm lý cực kì dạt dào cảm xúc. Chuyện cũ nhưng luôn đong đầy trong tâm thức người trẻ một nỗi thao thiết giữa thời đại. Hạnh phúc là gì khi chúng ta lớn lên và rời xa nguồn cội của chính mình? Đi là để trở về, là để thấu hiểu và thêm thương cho những mùa sum vầy thiếu vắng. Chọn thời điểm là Tết để kể một câu chuyện gia đình, nhưng lồng vào đó là một thông điệp về sự đoàn viên như một truyền thống của dân tộc mỗi độ xuân về năm hết. Lấy câu vọng cổ để nhắc nhớ những đứa con Việt dù đi bất cứ nơi nào chỉ cần nằm nghe câu xề rớt xuống là lòng dạ chợt bời bời nhớ quê. Còn nhớ quê hương nguồn cội có nghĩa là trái tim mình vẫn còn nhịp đập cho ngày về. Về để thấy nơi nào cũng chỉ là để ở, chỉ có quê là nơi phải về. Cái tinh tế của Tống Phước Bảo là giọng văn mượt mà như một dòng sông uốn lượn men theo kí ức vỗ lòng người đọc, người nghe. Cứ vậy mà câu chữ của Tống Phước Bảo dẫn dắt chúng ta lang thang từ kí ức đến hiện tại. Câu vọng cổ nối liền hai miền thời gian và rơi đúng mùa Tết. Kết truyện bằng một câu vọng cổ, hệt như người nghệ sĩ xuống xề và người nghe vỗ tay rần rần bên dưới. Hẳn là người đọc, người nghe thưởng thức xong truyện chợt mỉm cười bởi Tết đã nở trong lòng mình tự bao giờ….(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Những cơn gió băng đồng”: Một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử

“Những cơn gió băng đồng”: Một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử

Ngày phát hành 8:58 | 28/4/2023

Lượt nghe: 527

Từ xưa đến nay những chuyện về tình mẫu tử luôn khiến người ta cảm động. Tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con trong văn học, trong cuộc sống không bao giờ kể xiết. Câu chuyện về tình mẫu tử trong “Những ngọn gió băng đồng” của Nguyễn Thị Như Hiền lại càng đặc biệt vì nó có những hai người mẹ kép và hoàn cảnh lại rất khác thường. Mẹ là mẹ nhưng đồng thời là bà, chị là chị nhưng cũng chính là mẹ ruột. Một tình cảnh éo le và phức tạp mà có lẽ chỉ có tình mẫu tử mới giúp người ta vượt qua những đắng cay, tủi nhọc. Tình người, sự yêu thương đùm bọc, những đắng cay của số phận đến phút chót mới được tiết lộ hoàn toàn. Người mẹ nhỏ thật đặc biệt và lớn lao, người mẹ lớn lại càng cao cả thầm lặng hi sinh hơn nữa. Câu chuyện gần giống như cổ tích nhưng hoàn toàn có thể trong đời sống thật. Điều ý nghĩa nhất đối với người mẹ, người chị là tình yêu thương, sự hi sinh của của họ mang lại hạnh phúc, yên ổn cho đứa con, đứa em của mình. Niềm vui, cuộc sống bình yên của đứa con là phần thưởng lớn nhất dành cho mẹ, dù mẹ có phải âm thầm, lặng lẽ vượt qua bao nhiêu bão giông như thế nào. Một truyện ngắn đã khiến cho người đọc, người nghe cảm nhận đến dòng cuối cùng mà vẫn rưng rưng, cảm động và ngẫm ngợi (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Nước mắt thánh nhân”: Nỗi niềm của Thánh Gióng

“Nước mắt thánh nhân”: Nỗi niềm của Thánh Gióng

Ngày phát hành 9:5 | 3/11/2023

Lượt nghe: 704

Truyện ngắn “Nước mắt thánh nhân” của nhà văn Đỗ Hàn mà chúng ta vừa nghe dựa trên câu chuyện truyền thuyết “Thánh Gióng”, được viết tiếp hậu truyền thuyết này với những tình huống, tình tiết khác, khá bất ngờ và hấp dẫn. Chuyện truyền thuyết về Ông Gióng thì người ta đã biết mấy ngàn năm rồi còn gì? Vậy mà qua tay bút Đỗ Hàn, Gióng rất đời thường, sinh động và bi kịch vô cùng. Câu chuyện làm chúng ta cảm động khi chàng trai làng Phù Đổng ấy có một tình thương yêu với mẹ mình quá đỗi. Chàng trai ấy đối xử, nói năng với người mẹ của mình bằng tất cả lòng hiếu thảo, chàng muốn đi tìm cha, muốn được như bao người con khác có một gia đình trọn vẹn. Mong muốn ấy thật đáng trân trọng. Câu chuyện mẹ con chàng Gióng rong ruổi đi tìm cha khắp nơi khiến người đọc, người nghe vô cùng cảm động. Đây là góc rất chân thực và chính đáng của con người đời thường, không tô vẽ bởi công trạng lớn lao mà ẩn sâu trong từng suy nghĩ, niềm khao khát và ước mơ chính đáng, được sống một cuộc đời bình thường, có mái ấm gia đình, cha mẹ đoàn viên. Từ đó, chúng ta có thế thấy được thông điệp từ tác phẩm, đó là tấm gương trung - hiếu - dũng mang tâm hồn Việt được nhà văn Đỗ Hàn khắc sâu trong hình tượng ông Gióng, một nhân vật truyền thuyết lịch sử nhưng hết sức gần gũi, rất con người. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Chờ gió cho văn trẻ

Chờ gió cho văn trẻ

Ngày phát hành 16:46 | 11/11/2021

Lượt nghe: 1341

Đến hẹn lại lên, 5 năm một lần, Hội nhà văn Việt Nam tổ chức hội nghị viết văn trẻ toàn quốc. Theo dự kiến tháng 12 tới sẽ diễn ra hội nghị lần thứ XX, đây là một hoạt động lớn nằm trong chuỗi những sự kiện của Hội nhà văn Việt Nam dành cho đội ngũ viết văn trẻ. Cũng không nhất thiết phải nhân sự kiện lớn 5 năm một lần đó để suy nghĩ về nhiều vấn đề xung quanh sự phát triển của đội ngũ những người viết trẻ. Mà câu chuyện tiếp sức, hỗ trợ, hợp tác với những người trẻ viết văn có thể nói được vào nhiều lúc, nhất là trong bối cảnh những công tác này còn thiếu hụt như hiện nay. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với nhà văn Nguyễn Vinh Huỳnh, Phó trưởng ban Văn trẻ Hội Nhà văn Hà Nội, Chủ tịch Câu lạc bộ Văn học trẻ Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 10/11/2021)

Chu Hoạch – Thi sĩ Gió đầu ô

Chu Hoạch – Thi sĩ Gió đầu ô

Ngày phát hành 8:27 | 3/11/2022

Lượt nghe: 550

Nhắc về lứa những thi sĩ nổi danh trong thập niên cuôi cùng của thế kỷ 20 và thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, chúng ta không thể quên Chu Hoạch, một trong những gương mặt thơ độc đáo. Ngay từ khi những bài thơ đầu tiên xuất hiện, Chu Hoạch đã được ví như một làn gió mới với một giọng thơ phóng khoáng, lãng tử. Những khó khăn chật vật trong cuộc sống đời thường những năm tháng sau này như càng hun đúc thêm những phẩm chất đặc biệt trong thơ ông. Nhân dịp tròn 15 năm ngày mất của nhà thơ Chu Hoạch, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Chu Hoạch – Thi sĩ Gió đầu ô

Chuyện kể về Gió

Chuyện kể về Gió

Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2015

Lượt nghe: 1369

Gió là một hiện tượng tự nhiên giúp bầu không khí thoáng mát, dễ chịu cho con người. Chúng ta không thể nhìn thấy gió mà chỉ cảm nhận được sự mát lành của gió mà thôi. Câu chuyện kể về “ Cô Gió mất tên” của nhà thơ Xuân Quỳnh sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về những lợi ích của gió trong đời sống hằng ngày ( Kể chuyện và hát ru phát 21+22/11)

Đọc truyện "Chuyện cô gái Julie" - Buổi thứ năm - Một cơn gió lốc

Đọc truyện

Ngày phát hành 14:8 | 13/7/2023

Lượt nghe: 227

Julie muốn đi tìm đàn sói để cảnh báo cho chúng về sự nguy hiểm ở nơi cô đang sống. Cô mong tới ngày bố đưa dì Ê len đi kiểm tra sức khỏe để cô có thể tự do đi tìm đàn sói. Thế nhưng một trận gió lốc nổi lên, tuyết phủ trắng cả thị trấn khiến kế hoạch đi khám của dì Ê len bị hủy... (Văn nghệ thiếu nhi 07/07/2023)

Đọc truyện "Tám mươi ngày vòng quanh thế giới" - Buổi 23 - Đối diện với sóng gió

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2020

Lượt nghe: 470

Khi tiến vào eo biển Phúc Kiến, con tàu phải đánh vật với sóng nước rất vất vả. Gió thổi mạnh cho thấy những dấu hiệu của một cơn bão sắp ập đến. Người hoa tiêu cẩn thận đến hỏi ý kiến Phileas Fogg nhưng ông vẫn bình thản. Ông còn cho rằng một trận gió mạnh thổi từ phía nam là một dấu hiệu tốt vì nó sẽ đẩy con tàu đi nhanh hơn... (Văn nghệ thiếu nhi 02/05/2020)

Đời người như gió qua

Đời người như gió qua

Ngày phát hành 0:0 | 25/3/2019

Lượt nghe: 1404

Ngòi bút tác giả tinh đời nắm bắt được tâm lý của nhiều mẫu người trong xã hội hôm nay mà ta dễ bắt gặp đây đó: có người phụ nữ dễ động lòng, chuyên lo việc bao đồng suốt đời phải đau đầu nghĩ việc hòa giải, khơi trong thiên hạ và xã hội như nhân vật “Ngân”, lại có người phụ nữ vô tâm, suy nghĩ giản đơn nhưng số hưởng, an nhàn như nhân vật “Ngọc Thôi” (Đọc truyện đêm khuya phát 25/03/2019)

Đồng Quang Vinh: Tạo luồng gió mới cho âm nhạc cổ điển ở Việt Nam

Đồng Quang Vinh: Tạo luồng gió mới cho âm nhạc cổ điển ở Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2019

Lượt nghe: 966

Đồng Quang Vinh là một trong những nhạc trưởng trẻ gặt hái được nhiều thành công, anh là nghệ sĩ hiếm hoi đưa nhạc cụ tre nứa dân tộc vào âm nhạc hàn lâm và góp phần đưa nhạc giao hưởng đến gần hơn với công chúng Việt. (Hành trình Sáng tạo 19/05/2019)

Em gọi mùa thu đi hoang cùng gió

Em gọi mùa thu đi hoang cùng gió

Ngày phát hành 0:0 | 30/8/2020

Lượt nghe: 2441

“Anh ủ em vào đâu / Mà mùa thu đứng bên hiên dịu hiền quá đỗi / Hình như anh vẽ em / Bằng đôi mắt tình nhân” (nhạc sĩ Bùi Tiến Thường phổ nhạc bài thơ “Mùa thu” của nhà thơ Vân Anh (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam). (Điểm hẹn văn nghệ 22/8/2020)

Giáng Vân – Mùa thu trên đường gió

Giáng Vân – Mùa thu trên đường gió

Ngày phát hành 13:16 | 24/8/2022

Lượt nghe: 666

Khi nói về lớp nhà thơ nữ trưởng thành sau 1975, không thể không nhắc tới Giáng Vân với một giọng điệu thơ riêng biệt khó trộn lẫn. Đặc biệt, Giáng Vân tỏ ra rất có duyên với những bài thơ liên quan đến mùa thu. Cả hai bài thơ được phổ nhạc của chị đã trở thành những ca khúc nổi tiếng là Đâu phải bởi mùa thu và Trong giấc mơ xưa đã in dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng suốt mấy thập kỷ qua. Trong những ngày Hà Nội vào thu, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Giáng Vân với tên gọi: Giáng Vân – Mùa thu trên đường gió

Hình tượng gió trong thơ Phan Hoàng

Hình tượng gió trong thơ Phan Hoàng

Ngày phát hành 9:41 | 21/5/2021

Lượt nghe: 500

Mỗi nhà thơ đều có cách riêng để giãi bày tình yêu quê hương, đất nước. Để theo đuổi một hình tượng để khắc họa một cách tầm vóc và xuyên suốt một hành trình của đất nước đi liền với nhiều suy tư, trăn trở. Từ hình tượng “Gió”, nhà thơ Phan Hoàng đã viết nên cả một Trường ca và nhiều bài thơ khắc khoải. Anh chia sẻ với BTV chương trình về hình tượng độc đáo và mãnh liệt ấy trong sáng tác của mình.

Kịch “Bờ đê vẫn gió”: Cuộc chiến trên những cánh đồng (Phần 1)

Kịch “Bờ đê vẫn gió”: Cuộc chiến trên những cánh đồng (Phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015

Lượt nghe: 2155

Một làng quê với những cánh đồng phì nhiêu nhưng người nông dân chẳng đủ sống bằng đất đai. Lợị dụng hoàn cảnh ấy, có kẻ vì lợi ích cá nhân đã toan tính mua ruộng với giá rẻ. Cuộc chiến giữa những người, thủy chung với ruộng đồng với không ít kẻ hám lợi tưởng chừng phá nát cuộc sống vốn hiền hòa bình lặng trong mỗi nếp nhà. Nhưng cuối cùng, chân lý đã đững về phía những người biết sống vì cộng đồng, nặng tình quê hương.

Kịch “Bờ đê vẫn gió”: Cuộc chiến trên những cánh đồng (phần 2)

Kịch “Bờ đê vẫn gió”: Cuộc chiến trên những cánh đồng (phần 2)

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015

Lượt nghe: 1471

Một làng quê với những cánh đồng phì nhiêu nhưng người nông dân chẳng đủ sống bằng đất đai. Lợị dụng hoàn cảnh ấy, có kẻ vì lợi ích cá nhân đã toan tính mua ruộng với giá rẻ. Cuộc chiến giữa những người, thủy chung với ruộng đồng với không ít kẻ hám lợi tưởng chừng phá nát cuộc sống vốn hiền hòa bình lặng trong mỗi nếp nhà. Nhưng cuối cùng, chân lý đã đững về phía những người biết sống vì cộng đồng, nặng tình quê hương.

Kịch “Bờ đê vẫn gió”: Cuộc chiến trên những cánh đồng (Phần 3)

Kịch “Bờ đê vẫn gió”: Cuộc chiến trên những cánh đồng (Phần 3)

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015

Lượt nghe: 1410

Một làng quê với những cánh đồng phì nhiêu nhưng người nông dân chẳng đủ sống bằng đất đai. Lợị dụng hoàn cảnh ấy, có kẻ vì lợi ích cá nhân đã toan tính mua ruộng với giá rẻ. Cuộc chiến giữa những người, thủy chung với ruộng đồng với không ít kẻ hám lợi tưởng chừng phá nát cuộc sống vốn hiền hòa bình lặng trong mỗi nếp nhà. Nhưng cuối cùng, chân lý đã đững về phía những người biết sống vì cộng đồng, nặng tình quê hương.

Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

Ngày phát hành 8:58 | 24/8/2023

Lượt nghe: 2157

Lưu Quang Vũ viết những bài thơ đầu tiên khi mới 16 tuổi, năm 21 tuổi đã có tập thơ Hương cây – Bếp lửa in chung cùng nhà thơ Bằng Việt. Tài năng thơ của ông tiếp tục nở rộ sau đó nhưng phải cho đến sau khi ông mất, các tập thơ như Mây trắng của đời tôi (1989) và Bầy ong trong đêm sâu (1993) mới được công bố. Riêng ở lĩnh vực kịch nói, cho đến nay, Lưu Quang Vũ vẫn được coi là một đỉnh cao chưa ai có thể vượt qua khi chỉ trong vòng khoảng 10 năm, ông đã viết tới 50 kịch bản sân khấu, gây tiếng vang mạnh mẽ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi.

Miền gió: Thao thiết tiếng đời

Miền gió: Thao thiết tiếng đời

Ngày phát hành 10:44 | 20/11/2023

Lượt nghe: 812

Truyện ngắn của Nguyệt Chu mang lại cảm giác và liên tưởng về một cuốn phim quay chậm. Ở đó tác giả hoàn toàn để cảm xúc chi phối câu chuyện của mình. Từ sự dẫn dắt của cảm xúc, đường nét các nhân vật, chi tiết, bối cảnh, tình huống, xung đột hiện ra. Như những truyện ngắn khác của cô giáo Nguyệt Chu, chất văn và cả chất đời thấm đẫm trong từng trang truyện “Miền gió”. Ta có thể nhặt ra trong truyện của chị từng mảnh cuộc sống hiện thực nơi chốn đang cư ngụ, một tai nạn rơi máy bay huấn luyện quân sự, nhịp sống thường ngày của một cô giáo, cánh đồng, vụ gặt và triền sông ngập gió. Khi nhìn qua lăng kính khô khốc của đời thường, mọi thứ giản đơn và trôi tuột đi, rồi tuần tự nhịp sống chồng chất lên, chẳng còn lại chút dư vang. Nhưng qua những trang văn của Nguyệt Chu, chúng ta thấy đọng lại đó thao thiết tiếng đời, nỗi xót xa, thương cảm cho số phận con người. Tác giả đã không chọn sự tỉnh táo trong khi sáng tác mà để cho cảm xúc dẫn dắt đến cùng. Có lẽ vì thế kết truyện của chị có lẽ khiến một bộ phận độc giả hụt hẫng. Nhưng cũng tới cùng, nhặt trong “Miền gió”, chúng ta vẫn cảm nhận được sự rung động, chất văn trong sáng tác của Nguyệt Chu. (Lời bình của BTV Võ Hà)

Ngô Thị Thanh Vân: "Như dã quỳ khát gió lộng rừng xanh"

Ngô Thị Thanh Vân:

Ngày phát hành 15:9 | 1/12/2021

Lượt nghe: 631

"Sinh ra và lớn lên ở Gia Lai, dấu ấn con người, vùng đất Tây Nguyên in hằn trong sáng tác của nhà thơ Ngô Thị Thanh Vân. Những trang thơ của chị đượm sắc hoa dã quỳ, nắng gió và bụi đỏ cao nguyên. Đọc lại bao nhiêu câu thơ cũ, mới là gợi lại bấy nhiêu ký ức xa xăm"

Ngọn gió thơ Trúc Thông

Ngọn gió thơ Trúc Thông

Ngày phát hành 10:21 | 26/12/2021

Lượt nghe: 573

Sau hơn mười năm chịu đựng những cơn tai biến mạch máu não, nhà thơ Trúc Thông đã nhẹ nhàng ra đi ở tuổi 82 trong vòng tay yêu thương của những người thân gia đình. Sự ra đi của ông để lại bao niềm tiếc thương của bạn hữu , đồng nghiệp – những người luôn trân trọng về những đóng góp của ông với thơ ca nước nhà. Bài “Ngọn gió thơ Trúc Thông” của nhà báo Trần Nhật Minh – Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Đài Tiếng nói VN là những nén tâm hương của đồng nghiệp thế hệ đi sau.

Nhà thơ Đồng Đức Bốn: Ngọn gió trên cánh đồng xanh

Nhà thơ Đồng Đức Bốn: Ngọn gió trên cánh đồng xanh

Ngày phát hành 10:15 | 19/5/2021

Lượt nghe: 1375

Nhà thơ Đồng Đức Bốn cho tới khi qua đời đã xuất bản 6 tập thơ. Nếu như ở tập đầu tay, Con ngựa trắng và rừng quả đắng (1992), thơ Đồng Đức Bốn còn chưa gây được nhiều sự chú ý thì ngay trong tập thơ xuất bản 1 năm sau đó, Chăn trâu đốt lửa (1993), ông đã chinh phục được đông đảo độc giả bằng giọng điệu rất riêng của mình, đồng thời xác lập sở trường của bản thân là thể thơ lục bát. Các tập thơ xuất bản trong những năm sau đó lần lượt là: Trở về với mẹ ta thôi (2000), Cuối cùng vẫn còn dòng sông (2000), Chuông chùa kêu trong mưa (2002) và tập thơ cuối cùng dày hơn nghìn trang như một hợp tuyển tổng kết cả đời thơ của Đồng Đức Bốn: Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (2006). Năm nay, vừa tròn 15 năm kể từ khi ông qua đời, Đôi bạn văn chương dành một chương trình trò chuyện để tưởng nhớ con người và tác phẩm của ông.

Những triền đê lộng gió

Những triền đê lộng gió

Ngày phát hành 16:22 | 10/3/2023

Lượt nghe: 174

Hình ảnh về con đê mềm mại trải dài bao quanh xóm làng, luôn giữ cho đời sống của người nông dân được yên bình và mùa màng tươi tốt đã đi vào văn chương nghệ thuật như một biểu tượng về quê hương. Còn với đám trẻ mục đồng thì triền đê là nơi để tâm hồn trẻ thơ được thỏa sức vẫy vùng cùng nắng gió đồng bãi… (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/02/2023)

NSƯT Lê Tuấn Cường - người mang làn gió mới cho sân khấu Chèo

NSƯT Lê Tuấn Cường - người mang làn gió mới cho sân khấu Chèo

Ngày phát hành 10:40 | 9/5/2022

Lượt nghe: 754

Nhắc đến sân khấu nghệ thuật Chèo truyền thống cái tên NSƯT Lê Tuấn Cường, Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam chắc hẳn không còn xa lạ. Ở anh hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của một diễn viên Chèo chuyên nghiệp. Với lối diễn khá tự nhiên, biểu đạt được ngôn ngữ đặc thù của sân khấu chèo và sáng tạo trong từng vai diễn. Không chỉ là diễn viên tài năng trên sân khấu, mà ở vai trò đạo diễn qua các vở diễn của anh luôn có những tìm tòi để đưa nghệ thuật Chèo đến gần hơn với khán giả. (Hành trình sáng tạo 1/5/2022)

Nụ cười của gió

Nụ cười của gió

Ngày phát hành 0:0 | 26/9/2020

Lượt nghe: 510

Truyện ngắn “Nụ cười của gió” của tác giả Đặng Ngọc Ánh có cách viết tự nhiên, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các cô cậu học trò khi bắt đầu để ý tới ngoại hình, tới những vui buồn của các bạn xung quanh. Tản văn “Mùa chò nâu bay” của tác giả Hoàng Hiền lắng đọng với hình ảnh những quả chò nâu xoay vần trong gió trước khi đáp xuống mặt đất lãng mạn và bình yên. Bài thơ “Thời áo trắng” tác giả Thiên Nhất Phương đặc tả vẻ đẹp của thiếu nữ trong tà áo trắng tinh khôi dạo bước trên phố. Mỗi tác phẩm giống như một nốt nhạc hòa vào bản hợp âm tuổi mới lớn... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 22/09/2020)

Phạm Duy Nghĩa – Mận trắng và gió xanh

Phạm Duy Nghĩa – Mận trắng và gió xanh

Ngày phát hành 10:41 | 3/4/2024

Lượt nghe: 575

Trong các cây bút văn xuôi chuyên viết thể loại truyện ngắn của văn học Việt Nam đương đại, Phạm Duy Nghĩa là gương mặt gây được nhiều ấn tượng đậm nét với độc giả. Cho đến nay, anh đã xuất bản 4 tập truyện ngắn, trong đó, truyện Cơn mưa hoa mận trắng từng dành Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ năm 2003-2004. Gần đây, tập truyện ngắn mới nhất Người bay trong gió xanh dành Giải thưởng duy nhất của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2022. Trong chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài TNVN lần này, chúng tôi xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung văn học Phạm Duy Nghĩa với tên gọi: Phạm Duy Nghĩa – Mận trắng và gió xanh

Sắc sắc không không trong “Ngàn lau gió cuốn”

Sắc sắc không không trong “Ngàn lau gió cuốn”

Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2018

Lượt nghe: 756

Chiến tranh và những câu chuyện tình là một đề tài hấp dẫn, được văn học nghệ thuật khai thác ở nhiều góc độ. Truyện ngắn “Ngàn lau gió cuốn” phát 01/11/2018 của tác giả Hà Phương là một ví dụ.

Thần Sấm, Thần Mưa và Thần Gió (phần 1)

Thần Sấm, Thần Mưa và Thần Gió (phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 16/7/2015

Lượt nghe: 1643

Lòng dũng cảm và trí thông minh của con người có thể chiến thắng các vị thần hùng mạnh. Phần đầu câu chuyện cổ tích Trung Quốc về chàng Papai và những người anh em kết nghĩa tài giỏi của mình. (Kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 16+18.07)

Thần Sấm, Thần Mưa và Thần Gió (phần 2)

Thần Sấm, Thần Mưa và Thần Gió (phần 2)

Ngày phát hành 0:0 | 16/7/2015

Lượt nghe: 1237

Chàng Papai và những người anh em kết nghĩa tài giỏi của mình làm thế nào để chiến thắng các vị thần. Phần cuối câu chuyện cổ tích Trung Quốc về lòng dũng cảm và trí thông minh của con người. (Chương trình kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 17.07+19.07)

Thi sĩ Trúc Thông: Bờ sông vẫn gió

Thi sĩ Trúc Thông: Bờ sông vẫn gió

Ngày phát hành 14:26 | 1/9/2021

Lượt nghe: 1046

Mỗi năm cứ bước vào tháng 9 là toàn thể những người làm phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung, các cán bộ của Ban Văn học Nghệ thuật nói riêng lại náo nức chuẩn bị chào đón ngày thành lập Đài, gắn với mùa thu cách mạng lịch sử 1945 của dân tộc. Trong chương trình Đôi bạn văn chương lần này, chúng tôi muốn dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Trúc Thông, một trong những gương mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu của Đài, người đã dành nhiều công sức tâm huyết cho các chương trình văn nghệ, đặc biệt là chương trình Tiếng thơ trong suốt những năm tháng công tác cho đến khi nghỉ hưu.

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 20): Sóng gió nào đang đợi tân Giám đốc Đài Bắc Hà

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 10:40 | 27/12/2022

Lượt nghe: 179

Sau ba tháng ông Lê Hùng Dũng về làm giám đốc Đài Phát thanh và truyền hình Bắc Hà, thì vị thế và uy tín của đơn vị được nâng lên rất nhiều. Nhờ trí tuệ, tài năng và mối quan hệ mà giám đốc Lê Hùng Dũng đã đưa về Dự án số hóa các chương trình bằng nguồn vốn ODA của Cộng hòa Pháp. Hai dây chuyền sản xuất chương trình phát thanh và truyền hình từ tiền kỳ đến hậu kỳ được trang bị hiện đại. Đơn vị được sở hữu hai xe ghi hình lưu động của Nhật Bản. Bắc Hà đã trở thành đơn vị thứ hai trong số các Đài địa phương tổ chức được truyền hình lưu động, truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Song song với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, thì đơn vị còn quyết liệt thay đổi nội dung, đổi mới công việc sản xuất các chương trình. Đồng loạt các chuyên đề, chuyên mục, tiểu mục được cải tiến, thay đổi, làm mới. Đời sống các cán bộ, phóng viên, biên tập viên nâng cao. Toàn đơn vị như được thổi luồng gió mới, mang sinh khí mới nhờ sự lột xác này. Tuy nhiên trong dòng chảy xuôi chiều ấy thì vẫn còn có cá nhân mang tâm lý hậm hực, sân si vì cái ghế giám đốc Đài đáng nhẽ phải thuộc về hắn- Đỗ Thiết. Vì thế Đỗ Thiết đang âm thầm tạo dựng sóng gió mới hướng về phía Lê Hùng Dũng. Liệu mưu mô của hắn có đạt được không? Bây giờ qua giọng đọc ptv Minh Nguyệt, mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi cuốn truyện “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái.

Trần Văn Xâm: Người đưa luồng gió mới vào cây đàn nhị

Trần Văn Xâm: Người đưa luồng gió mới vào cây đàn nhị

Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2019

Lượt nghe: 1201

Với sự đam mê và sáng tạo không ngừng, nghệ sĩ Trần Văn Xâm đã kết hợp thành công cây đàn nhị với các nhạc cụ phương tây tạo nên những bản hòa tấu độc đáo mang nét rất riêng. (Hành trình Sáng tạo 30/06/2019)

Truyện ngắn "Cánh chim bạt gió"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2017

Lượt nghe: 4953

Nhân vật Linh và Mụ - hai con người lẻ loi cô độc trước nỗi đau mất mát. Một người mất cha, một người mất con bởi dòng lũ cuốn. Nỗi đau khiến họ nhiều lúc hóa dại. Nỗi ám ảnh đớn đau chưa nguôi ngoai thì hiểm họa lại tiếp tục rình rập. Lần này kẻ gieo nỗi đau không phải là thiên tai mà chính là con người cùng những dự án. Những thân phận bé mọn từ trước tới giờ chỉ biết sống dựa vào núi rừng. Mất làng, mất rừng, mất sông họ trở nên bần cùng, như con thú hoang lạc đường, không biết bám víu vào đâu. (Đọc truyện đêm khuya 06/4/2017)

Truyện ngắn "Hành trình của gió": Khắc hoạ sống động chân dung kẻ "mạo danh"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2015

Lượt nghe: 1640

"Hành trình của gió" sử dụng lối kể tự nhiên, ít lớp lang, theo trình tự thời gian với cách viết hoạt, tiết tấu nhanh. Truyện có khá nhiều chi tiết bất ngờ, đặc biệt là những trường đoạn miêu tả tâm lý nhân vật "hắn" khá sâu, khắc họa sống động chân dung kẻ "mạo danh". (Đọc truyện đêm khuya 14/1/2015)

Truyện ngắn "Hoa xương rồng nở muộn": Sóng gió cuộc đời

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2018

Lượt nghe: 1523

Cô học trò tên Huệ, được sự giúp đỡ của thầy giáo chủ nhiệm đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, nuôi dưỡng cho mình những ước mơ. Đóa xương rồng dù chỉ mọc bên bờ dậu vẫn không che dấu vẻ tươi tắn trẻ trung. Nhưng Huệ đã mắc một sai lầm không thể tha thứ, dựng lên câu chuyện yêu đương với thầy giáo. Từ đây, sóng gió nổi lên, cuốn em xô dạt vào những bến bờ xa lạ. Đóa xương rồng bị đâm bởi chính những chiếc gai của mình. Liệu Huệ có thoát ra được khỏi mớ bòng bong, làm lại cuộc đời? (Đọc truyện đêm khuya 10/09/2018)

Truyện ngắn "Rừng thao thức gió": Tình người ấm áp

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2015

Lượt nghe: 794

"Rừng thao thức gió" của Phương Trà theo đuổi một đề tài không mới. Cốt truyện cũng không có gì lạ: Câu chuyện về sự hàn gắn vết thương chiến tranh, về những cuộc đời được hồi sinh bằng tình yêu hay cuộc gặp gỡ định mệnh giữa những con người từng ở hai chiến tuyến… Chắc chắn, trước nữ tác giả đất Phú Yên, đã có rất nhiều nhà văn khai thác chủ đề này. Tuy vậy, tác giả Phương Trà vẫn khiến người đọc, người nghe cuốn vào câu chuyện của chị.(Đọc truyện đêm khuya 26/09/2015)

Truyện ngắn "Tóc rối": Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2019

Lượt nghe: 930

Qua chi tiết nhân vật Tính muốn cắt mái tóc dài làm thành kiểu tóc hiện đại, tác giả muốn nói tới những đổi thay của cô gái trẻ trước cuộc sống hiện đại. Có lẽ Tính nghĩ mình cần thay đổi khi đã từ bỏ làng quê ra thành phố làm việc. Và mái tóc chính là thay đổi đầu tiên của cô. Cô cắt bỏ mái tóc dài mượn mà của mình như muốn cắt bỏ cuộc sống nghèo nơi làng quê. Tính như rất nhiều cô gái nông thôn khác bị tác động bởi cuộc sống hiện đại, hào hoa nơi thành phố. Nhịp sống, lối sống cùng ánh hào quang đô thị khiến họ mê mải không muốn quay về mái nhà yêu dấu xưa...(Đọc truyện đêm khuya phát 25/11/2019)

Truyện ngắn “Trở gió”: Khát vọng khởi nghiệp của những trí thức trẻ

Truyện ngắn “Trở gió”: Khát vọng khởi nghiệp của những trí thức trẻ

Ngày phát hành 0:0 | 4/8/2017

Lượt nghe: 6133

Trần - nhân vật chính trong tác phẩm là một trí thức trẻ. Không muốn đi theo lối mòn thông thường, anh đã quyết chí dấn thân thử sức, dẫu tự biết phía trước còn không ít khó khăn đang chờ đợi mình. Nhưng điều vô cùng may mắn đối Trần là bên cạnh anh luôn có Lành, cô gái trẻ đang làm công nhân ở trang trại của Trần. Dẫu con đường lập thân, lập nghiệp còn không ít gian nan, thử thách nhưng trước mắt họ là cả tương lai tươi sáng. (Đọc truyện đêm khuya 03/8/2017)

Vị hoàng thân keo kiệt trong truyện cổ tích "Người vợ no bụng vì gió"

Vị hoàng thân keo kiệt trong truyện cổ tích

Ngày phát hành 17:12 | 5/8/2021

Lượt nghe: 1143

Xưa có một vị hoàng thân vô cùng keo kiệt, không muốn mất bất kỳ một đồng một cắc nào cho người khác. Ông đối xử khắc nghiệt cả với người vợ xinh đẹp của mình. Người vợ ấy đã nghĩ ra kế sách gì để giúp cho vị hoàng thân nhận ra sự ích kỷ của mình? (Kể chuyện và hát ru 04/08/2021)

Vở kịch "Khi trời nổi gió": Khi teen thử sức ở vai trò đạo diễn

Vở kịch

Ngày phát hành 16:37 | 29/10/2023

Lượt nghe: 270

Từ tác phẩm văn học hoặc các câu chuyện xung quanh đời sống học đường, bằng tình yêu nghệ thuật, các bạn trẻ đã xây dựng thành tác phẩm sân khấu sinh động, ẩn chứa những thông điệp của tuổi trẻ hôm nay. Xuất phát từ mục đích này, nhiều năm qua, Câu lạc bộ kịch nghệ Life’s So Drama của trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam luôn là nơi để các bạn học sinh thể hiện năng khiếu trong việc xây dựng kịch bản, làm đạo diễn và diễn viên, tạo nên một sân chơi thú vị, bổ ích... (Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2023)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya